Cách lập bản kinh doanh hiệu quả nhất

19 Th 12, 2016 - Xem: 2227

Bản kế hoạch kinh doanh cũng là công cụ quan trọng để bạn kêu gọi thêm đối tác, tìm nhà đầu tư vốn, trình với cơ quan ban ngành có liên quan. Hãy thử tham khảo mẫu bản lập kế hoạch kinh doanh để có thêm định hướng mới nhé!

Bạn đã có ý tưởng kinh doanh rất tâm đắc và giờ bạn cần viết chúng ra thành một bản lập kế hoạch kinh doanh với những bước hành động chi tiết. Bản lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng quan trọng để bạn nhìn nhận và đánh giá lại rõ hơn về tính khả thi của ý tưởng và dự án, là bản định hướng các hành động cụ thể và giám sát thực hiện trọng suốt quá trình khởi sự. Bản kế hoạch kinh doanh cũng là công cụ quan trọng để bạn kêu gọi thêm đối tác, tìm nhà đầu tư vốn, trình với cơ quan ban ngành có liên quan…Nhưng bạn đang phân vân không biết nên viết gì trong đó và bạn cần một Bản kế hoạch kinh doanh mẫu để có thêm gợi ý về cách viết. Mời bạn tham khảo mẫu bản lập kế hoạch kinh doanh dưới đây:

 

Những chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn viết một bản kế hoạch kinh doanh thành công:

Mục lục

Tóm tắt kế hoạch kinh doanh

Giới thiệu công ty

Sản phẩm và dịch vụ

Phân tích nghành

Phân tích thị trường

Thị trường mục tiêu

Kế hoạch tiếp thị và bán hàng

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đội ngũ quản lý

Dự báo tài chính

Các báo cáo tài chính

Chiến lược rút lui khỏi công ty

 MỤC LỤC

Bảng mục lục nên liệt kê tất cả các lĩnh vực chính trong kế hoạch kinh doanh của bạn, và có thể được chia thành các đề mục nhỏ quan trọng hoặc để làm rõ. Nhớ rằng trang mục lục phải được sắp xếp rõ ràng, ngăn nắp và đánh số trang theo đúng cách thức.

Bảng mục lục sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi kế hoạch kinh doanh của bạn.

TÓM TẮT TỔNG QUÁT

Tóm tắt Tổng quát nên đề cập đến những vấn đề sau một cách rõ ràng và chính xác:

Giới thiệu qua về Công ty

Các đoạn mở đầu nên giới thiệu công ty làm gì và ở đâu. Nên giới thiệu ngắn gọn thị trường của bạn, số kinh phí bạn hy vọng có và nguồn kinh phí đó sẽ được sử dụng như thế nào.

Tầm nhìn, sứ mệnh

Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh xác định đường hướng không chỉ cho kế hoạch kinh doanh của bạn, mà còn cho cả công ty của bạn nữa. Lời tuyên bố này xác định ra con đường công ty bạn sẽ đi theo và là nguyên tắc chỉ đạo xuyên xuốt các chức năng của công ty.

 Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của bạn cho người đọc biết thông tin về bạn và kế hoạch kinh doanh của bạn – công ty của bạn đại diện cho cái gì, bạn tin tưởng vào điều gì, và bạn mong muốn đạt được điều gì.

Điểm lại cơ hội

Mô tả và lượng hóa cơ hội và xem bạn phù hợp ở chỗ nào. Giải thích tại sao bạn tham gia ngành kinh doanh này và lý do bạn sẽ tận dụng cơ hội này.

Tóm tắt thị trường

Thị trường rộng lớn đến mức nào và giai đoạn phát triển (tăng trưởng sớm hay là tăng trưởng giai đoạn sau). Những động lực chính, xu hướng và ảnh hưởng chính trên thì trường là gì?

Tạo sự khác biệt (điều gì làm bạn khác với người khác)

Điều gì khiến cho bạn khác với toàn bộ phần còn lại? Sản phẩm của bạn do một bên sở hữu, có đăng ký bằng sáng chế, hay có đăng ký bản quyền không? Dịch vụ của bạn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn hay không? và nếu thế thì tại sao lại như vậy? Có phải lợi thế của bạn chỉ mang tính “tạm thời”? và bạn có các bước thực hiện để bảo vệ vị thế của mình không? Liệu có các cản trở gia nhập thị trường đúng như dự báo tài chính của bạn không?

Mô tả sản phẩm/ dịch vụ

Phần này nên mô tả ngắn gọn sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý

Xét về lịch sử, đội ngũ quản lý công ty là một trong những chỉ báo về sự thành công và các nhà đầu tư sẽ xem xét rất kỹ từng cá nhân sẽ tham gia quản lý công ty. Ngắn gọn, bạn muốn nhấn mạnh những kinh nghiệm phù hợp trước đây của độ ngũ quản lý. Nêu tên các công ty, các cương vị đã làm và các thành tựu chính đã đạt được .

Bản chất và sử dụng nguồn thu

Bạn đang cần bao nhiêu vốn đầu tư.

Xin lưu ý rằng một trong những nguyên nhân chung nhất dẫn tới thất bại trong kinh doanh là vấn đề thiếu vốn. Bạn nên có biết rõ mình cần bao nhiêu tiền để vận hành doanh nghiệp trong cả năm đầu tiên. Nhà đầu tư cũng muốn biết số tiền sẽ được sử dụng là bao nhiêu.

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Phần này trình bày tóm tắt làm thế nào bạn tới được thời điểm này và trong tương lai định hướng sẽ đi về đâu. Nguồn gốc của việc kinh doanh của bạn là gì? Nhóm quản lý được hình thành như thế nào? Bạn kiếm được kinh phí như thế nào tới thời điểm hiện nay? Bạn có đầu tư tiền riêng của mình vào cuộc kinh doanh này không và bao nhiêu? Cơ cấu pháp lý của công ty như thế nào? Ai là chủ đầu tư hiện nay và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Cơ sở vật chất hiện tại và tương lai? Chiến lược rút khỏi công ty như thế nào?

Mô tả pháp lý

Gồm những chi tiết sau: công ty được thành lập ở đâu và khi nào, một dòng mô tả lĩnh vực kinh doanh của bạn, và tóm tắt công ty của bạn cung cấp những gì.

Lịch sử công ty

Tổng quan về lịch sử kinh doanh của bạn. Sắp xếp chi tiết công ty thành các sự kiện theo dòng thời gian hoặc theo hình thức văn kể, và nêu cả các thành tựu và những mốc quan trọng. Giải thích tại sao bạn khởi nghiệp công ty, động lực thúc đẩy sự ra đời công ty, và sự kết hợp sản phẩm/dịch vụ thay đổi như thế nào theo thời gian. Liệt kê dữ liệu trước đây về bán hàng, lợi nhuận, số lượng bán ra, số nhân viên, và các dữ kiện quan trọng khác để hình thành doanh nghiệp của bạn: chủ đầu tư của bạn là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Đội ngũ quản lý được hình thành như thế nào.

Thực trạng

Ghi nhanh địa điểm công ty hiện nay ở đâu. Bạn có ở tại một địa điểm, bạn hiện giờ bán gì, có bao nhiêu nhân viên, và bạn thành công đến mức nào? Chỉ rõ thế mạnh, đồng thời cũng thẳng thắn và chân thực cho biết điểm yếu. Chủ đầu tư biết rằng tất cả doanh nghiệp đều có điểm yếu, và thể hiện sự trưởng thành trong kinh doanh của mình bằng cách thừa nhận những điểm yếu và đề ra các bước khắc phục. Bạn được tài trợ như thế nào cho tới thời điểm này . Bạn có đầu tư tiền của minh vào doanh nghiệp hay không và bao nhiêu. Chủ đầu tư hiện nay là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu?

 Mục tiêu tương lai

Phần này cho người đọc biết công ty sẽ đi theo hướng nào. Bạn mong đạt được gì trong vòng 1, 3, 5 và 10 năm tới? Liên hệ những mục tiêu này với khoản đầu tư bạn cần để cho nhà đầu tư hiểu tại sao bạn cần tiền của họ và bạn dự định dùng tiền đó để làm gì. Giải thích phương pháp tiếp cận tổng thể để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận bằng ngôn ngữ lạc quan, nhưng đảm bảo phải thực tiễn.

Chiến lược rút khỏi công ty

Đây là lúc bạn giải thích cho nhà đầu tư làm thế nào họ thu hồi lại vốn đã bỏ ra, theo bạn số lợi nhuận trên vốn đầu tư họ sẽ thu được là bao nhiêu và trong khung thời gian là bao nhiêu. Chiến lược rút khỏi công ty có thể bao gồm việc bán hoặc sáp nhập công ty, đội ngũ quản lý mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu cho công chúng (IPO) hoặc bán cho tư nhân.

SẢN PHẨM & DỊCH VỤ

Mô tả sản phẩm, dịch vụ và công nghệ. Bạn cần mô tả thật kỹ về sản phẩm dịch vụ mà mình định cung cấp (tên gọi, hình dáng, kích thước, màu sắc, tính năng, tác dụng,…).

Bình luận về giá cả, dịch vụ, hỗ trợ, bảo hành, sản xuất ….

Lợi thế của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì và so với đối thủ cạnh tranh thì ra sao.

Lịch biểu tung những sản phẩm này ra thị trường và cần thực hiện những bước nào để đảm bảo đáp ứng được khung thời gian này?

Có sự tham gia của các nhà kinh doanh khác không và nếu có thì họ là ai và vai trò của họ như thế nào.

Sản phẩm của bạn đã được kiểm tra/đánh giá chưa và nếu có thì được làm ở đâu, khi nào và kết quả ra sao.

Liệu có kế hoạch cho các sản phẩm tương lai hoặc dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo không? và nếu có thì đó là sản phẩm gì và khi nào sẽ được sản xuất?

Những sản phẩm mới này có được gộp vào doanh thu và dự toán chi phí không?

 

PHÂN TÍCH NGÀNH

Phân tích ngành: xu hướng, triển vọng nhu cầu, những rào cản đối với gia nhập thị trường và tăng trưởng, ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ, tác động của nền kinh tế, chính phủ và tiềm năng tài chính của ngành;

Mọi doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi của một ngành nào đó. Kế hoạch kinh doanh của bạn phải nêu được các lực lượng đang tham gia trong ngành của mình, những xu hướng và tăng trưởng cơ bản theo thời gian, và công ty của bạn khớp ở chỗ nào. Trình diễn cho người ngoài biết bạn am hiểu và đã dự đoán được các nhân tố quan trọng của ngành mình, xây dựng nền tảng cho sự thành công của công ty của bạn.

Hãy nghĩ về ngành của bạn như là những công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự như của bạn. Điều này bao gồm các công ty bán những sản phẩm và dịch vụ tương tự, cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ trợ hoặc bổ sung. Bất cứ doanh nghiệp nào nằm ở giữa một đầu là cung cấp nguyên liệu thô và đầu kia là kênh phân phối loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đều năm trong ngành của bạn.

Trong phần phân tích ngành của lập kế hoạch kinh doanh, hãy trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

Quy mô của ngành mình như thế nào xét cả về doanh thu và số công ty?

Thảo luận đặc điểm của ngành này như: xu hướng tăng trưởng, đơn vị bán ra hoặc số nhân công.

Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tăng trưởng hoặc suy thoái của ngành?

Xu hướng trong những năm trước là gì?

Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới? (kể cả nghiên cứu minh họa)

Những rào cản gia nhập ngành của mình là gì?

Có bao nhiêu công ty dự kiến gia nhập ngành trong tương lai?

Những quy định nào của chính phủ tác động đến ngành và doanh nghiệp của bạn?

Ngành của bạn có bọ điều tiết nhiều không hoặc có bị nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ không?

Giải thích tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong ngành của bạn.

Để được phân phối cho ngành của bạn có khó không? Giải thích.

Yếu tố cần thiết của giám đốc sáng tạo tương lai

Chúng ta đang bước vào một kỉ nguyên mới của truyền thông. Các vấn đề truyền thông hàng ngày của doanh nghiệp không chỉ chiếm phần lớn ngân sách truyền thông, mà tiêu hao phần lớn vốn sáng tạo. Ngày càng có nhiều công ty quảng cáo tham gia thị trường, hợp đồng ngày càng nhiều hơn.


Brzii Multi Service & Communicaiton

Website Desing, Contents, Seo, Marketting Online

Tư vấn ngay

Dịch vụ SEO chuyên nghiệp

Brzii cung cấp các dịch vụ SEO (Search Engine Optimization) đáng tin cậy để tăng lưu lượng truy cập tự nhiên đến các trang web, tăng cường khả năng hiển thị trực tuyến và chuyển đổi tiếp thị trực tuyến để tạo ra doanh thu.

Dịch vụ seo Brzii

Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO

Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống website mạnh mẽ - tiền đề cho việc triển khai chiến dịch SEO, content marketing, social media và PPC hiệu quả.

Tư vấn thiết kế website

GIẢI PHÁP CONTENT MARKETING

Chiến lược phát triển nội dung bền vững, thân thiện với người dùng giúp mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Contents Marketing
Câu chuyện về Rùa và Thỏ của CEO Coca Cola
Câu chuyện về Rùa và Thỏ của CEO Coca Cola
Kiến thức
7880 Lượt xem - 16/01/2017
Chìa khóa thành công cho Startup
Chìa khóa thành công cho Startup
Kiến thức
6855 Lượt xem - 03/12/2016
10 bài học lớn giúp doanh nghiệp nhỏ thành công
10 bài học lớn giúp doanh nghiệp nhỏ thành công
Kiến thức
6646 Lượt xem - 29/11/2016
Đánh giá ý tưởng - Sáng kiến và Tối kiến
Đánh giá ý tưởng - Sáng kiến và Tối kiến
Kiến thức
5985 Lượt xem - 13/12/2016
Nằm lòng 6 mẹo nhỏ quản lý thời gian hiệu quả
Nằm lòng 6 mẹo nhỏ quản lý thời gian hiệu quả
Kiến thức
5353 Lượt xem - 10/01/2017

ĐƯỢC QUAN TÂM

Develop mobile app, and launch it in less than 5 weeks

With the flexibility of agile development model, and our technical experience, your mobile app can be launched very quickly, avoiding pitfalls.

Brzii Creative

Bàn ghế nhôm đúc cỡ nhỏ nghệ thuật nhập khẩu

Bàn ghế nhôm đúc nghệ thuật với cỡ nhỏ phù hợp cho không gian hẹp như ban công, quán cafe, sân vườn nhỏ.

Bàn ghế nhôm đúc

Nội Thất Phố Xanh

Chuyên cung cấp bàn ghế sân vườn, bàn ghế cafe, bàn ghế nhôm đúc...

Nội Thất Phố Xanh

Dịch vụ

Thông tin

Giới thiệu

Liên Hệ

Công Ty TNHH Công Nghệ Brzii

Chuyên hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và Marketing Online
Số ĐKKD: 01097906877 do Sở KHĐT TP. Hà Nội cấp ngày 26/10/2021

Văn Phòng Giao Dịch

Tầng 3, Cung Tri Thức số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0559 790 677

^!^